How companies are getting with the glocalisation programme
  • Phát triển doanh nghiệp của tôi
    • Mở rộng ra nước ngoài

Sự tham gia của doanh nghiệp vào chương trình bản địa hóa

  • Bài viết

Trong quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng, ngày càng nhiều doanh nghiệp quốc tế đang phải đối mặt với những thách thức mới về tài chính và hoạt động. Họ quản lý quá trình chuyển đổi sang “bản địa hóa” như thế nào?

3 sự thật/thông điệp hàng đầu

  1. Doanh nghiệp vẫn có tham vọng quốc tế: IMF dự báo khối lượng thương mại toàn cầu tăng 3,5% vào năm 2024
  2. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng đang hợp lý hóa và sắp xếp lại các chuỗi cung ứng của mình tiếp cận gần hơn với thị trường trong nước.
  3. Các ngân hàng toàn đóng vai trò thiết yếu trong quá trình bản địa hóa, cung cấp tài chính xuyên biên giới cũng như hỗ trợ trong nước

Phải chăng quá trình bản địa hóa đã đạt đến đỉnh điểm? Hay đó chỉ là sự thay đổi của hoạt động kinh doanh quốc tế? Cũng dễ hiểu khi quý vị cho rằng xu hướng các công ty mở rộng dây chuyền bán hàng và chuỗi cung ứng xuyên biên giới đã kéo dài hàng thập kỷ qua hiện đang suy giảm do chủ nghĩa bảo hộ và căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, thương mại quốc tế vẫn tiếp tục mở rộng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tổngkhối lượng thương mại toàn cầu sẽ tăng 3,5% vào năm 2024 từ mức ước tính 0,9% vào năm 2023.1 Và một cuộc khảo sát gần đây của HSBC cho thấy nhiều doanh nghiệp ngày càng lạc quan về tăng trưởng quốc tế: các doanh nghiệp thuộc 9 nền kinh tế lớn kỳ vọng doanh số bán hàng ở Đông Nam Á sẽ tăng 23,2% trong 12 tháng tới – tăng so với mức 20,1% của cuộc khảo sát vào năm ngoái.2

Do đó, việc phát triển ở thị trường nước ngoài có sức hấp dẫn lâu dài đối với nhiều công ty. Mặc dù vậy, một mô hình kinh doanh xuyên biên giới khác đang xuất hiện dưới tên gọi chung là “bản địa hóa”.

Doanh nghiệp lâu nay đã điều chỉnh các sản phẩm hoặc dịch vụ toàn cầu cho phù hợp với người tiêu dùng trong một thị trường cụ thể. Giờ đây, họ cũng đang tái cơ cấu các chuỗi cung ứng để phù hợp hơn với địa phương, bền vững và linh hoạt hơn, cũng như có khả năng chống chịu trước những cú sốc tiềm ẩn, từ thời tiết khắc nghiệt đến đại dịch toàn cầu. Đối với một số công ty, cách tiếp cận mang tính khác bit hóa và bản địa hóa cao hơn nhưng vẫn kết nối quốc tế là một giải pháp thay thế hấp dẫn cho sự hội nhập “không biên giới” của toàn cầu hóa truyền thống.

Là khu vực sản xuất lớn nhất và có lượng tài sản cũng như chi tiêu tiêu dùng lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất thế giới, châu Á nằm ở vị trí trung tâm của quá trình thay đổi này.3,4 Sự cân bằng giữa hội nhập toàn cầu và thích ứng địa phương mà các doanh nghiệp trong khu vực lựa chọn để đạt được sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến bối cảnh thương mại quốc tế trong những năm tới.

Hướng tới rút ngắn quãng đường vận chuyển

Ngành vận tải biển toàn cầu là minh chứng cho sự thay đổi này. Sau khi các chuỗi cung ứng mở rộng lộ rõ sự mong manh khi bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19, phần lớn hoạt động mậu dịch đường biển hiện đang di chuyển theo các tuyến ngắn hơn, nội vùng. Theo dữ liệu mới nhất của United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD), số chuyến container giữa Đông Á và Hoa Kỳ đã giảm đáng kể vào năm 2022, trong khi tỷ trọng lưu lượng container toàn cầu sử dụng các tuyến nội vùng tăng lên 27,6%.5 Các tuyến nội Á ghi nhận tốc độ tăng trưởng vận tải container cao nhất từ năm 2021 đến 2022.

Hàng loạt các cuộc tấn công nhằm vào các tuyến vận tải biển lớn ở Biển Đỏ một lần nữa hướng sự chú ý của các công ty vào những rủi ro tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng toàn cầu dài. Các tuyến vận chuyển thay thế tránh Kênh đào Suez sẽ kéo dài thêm khoảng 10 ngày cho các hành trình kết nối châu Á và châu Âu, dẫn đến sự chậm trễ và làm tăng chi phí vận chuyển cho khách hàng.6

Thương mại toàn cầu cũng đang phát triển và đặt ra thách thức cho doanh nghiệp trong việc thích nghi. Trong quá trình mở rộng sang các thị trường mới, doanh nghiệp cũng đang hợp lý hóa chuỗi cung ứng của mình và điều chỉnh lại để đưa về gần trụ sở chính hơn. Nghiên cứu về Chuỗi cung ứng Toàn cầu của HSBC vào cuối năm 2022 cho thấy 60% số người được hỏi không thuộc Châu Á Thái Bình Dương – và 67% trong khu vực này – đang có kế hoạch giảm số lượng đối tác chuỗi cung ứng của họ.7

Tái công nghiệp hóa và chuyển sản xuất về các nước lân cận

Đây là một thay đổi diễn ra tương đối gần đây. Trong phần lớn thế kỷ qua, toàn cầu hóa dường như là một sức mạnh không thể ngăn cản, được đo bằng độ mở thương mại8. Hoạt động di chuyển tự do xuyên biên giới quốc gia của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn đã tăng mạnh từ cuối Thế chiến II năm 1945 cho đến cuộc Khủng hoảng Ti chính Toàn cầu năm 2008. Điều này đã thúc đẩy tăng trưởng ở nhiều nền kinh tế và giảm chi phí trung bình cho người tiêu dùng, nhưng đồng thời cũng liên quan đến sự thay đổi đột ngột ở các trung tâm sản xuất truyền thống thuộc các nền kinh tế phát triển cũng như tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng.

Ngày nay, việc tăng mức độ số hóa và tự động hóa đã cho phép các công ty địa phương hóa chuỗi cung ứng nhiều hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình “tái công nghiệp hóa” của một số nền kinh tế nơi hoạt động sản xuất đang suy giảm. Xu hướng này càng gia tăng khi chi phí lao động tăng cao ở Trung Quốc, nhà sản xuất lớn nhất thế giới, cũng như sự bùng phát của đại dịch Covid-19.9

Một số công ty quốc tế có nguồn hàng từ Trung Quốc đã đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình như một phần của chiến lược Trung Quốc + 1, mang lại lợi ích cho nền kinh tế ở những nơi như Nam và Đông Nam Á.10 Điều này một lần nữa được thể hiện trong dữ liệu vận chuyển toàn cầu: Thị phần nhập khẩu container từ Hoa Kỳ của Việt Nam đã tăng gấp đôi từ 4% năm 2017 lên 8% vào năm 2022, trong khi tỷ lệ nhập khẩu từ Ấn Độ tăng từ 3% lên 5%.11 Các doanh nghiệp đa quốc gia cũng đã chọn chuyển sản xuất về trong nước (reshoring) hoặc về nước lân cận (nearshoring).

Nội địa hóa chuỗi cung ứng mang lại nhiều lợi ích tiềm năng, bao gồm giảm chi phí vận chuyển và khí thải, rút ngắn thời gian thực hiện, cải thiện việc kiểm soát chất lượng và hiểu rõ hơn về văn hóa và quy định địa phương. Tất cả những yếu tố này có thể giúp cải thiện việc tương tác với khách hàng và khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước hoặc khu vực.

Ngân hàng toàn cầu

Một trong những thách thức chính của quá trình bản địa hóa là doanh nghiệp phải có hoạt động địa phương ở nhiều địa điểm.

Điều đó khiến các ngân hàng toàn cầu trở thành những người hỗ trợ quan trọng cho quá trình bản địa hóa với khả năng cung cấp nguồn tài chính xuyên biên giới để hỗ trợ thương mại quốc tế cũng như hỗ trợ các hoạt động trong nước. Nghiên cứu về Chuỗi cung ứng của HSBC cho thấy gần một nửa số doanh nghiệp (46%) đang tìm kiếm sự hỗ trợ của ngân hàng để theo dõi rõ ràng hơn các giao dịch trên chuỗi cung ứng.12

Geek+ có trụ sở tại Hồng Kông sản xuất robot di động tự động thông minh. Công ty đã phát triển nhanh chóng nhờ vào cả toàn cầu hóa và bản địa hóa bằng cách tự động hóa kho hàng. Hoạt động tại hơn 30 quốc gia, Geek+ tin cậy vào HSBC để có thể thực hiện thanh toán xuyên biên giới một cách nhanh chóng và hiệu quả.

HSBC cũng hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài châu Á trong quá trình mở rộng hoạt động trong khu vực. Sự hỗ trợ của HSBC là rất quan trọng để cho phép EVOTEK, một nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh kỹ thuật số, quản lý các giao dịch với công ty mẹ ở Hoa Kỳ trong khi vẫn đảm bảo tuân thủ luật pháp và quy định của Ấn Độ.13

Giám đốc tài chính của EVOTEK Mari Rodish cho biết: “HSBC là đối tác có giá trị trong các hoạt động toàn cầu của chúng tôi. HSBC có vị thế đặc biệt để hiểu bản chất toàn cầu trong hoạt động kinh doanh của chúng tôi, đồng thời giúp chúng tôi tuân thủ rất nhiều quy định và hướng dẫn trên từng thị trường địa phương riêng lẻ.”

Công ty thực phẩm và đồ uống Danone của Pháp tự mô tả mình là “đa địa phương”, đã hợp tác chặt chẽ với HSBC để số hóa và tự động hóa các quy trình ngân quỹ của mình trên khắp Châu Á Thái Bình Dương.14

Zurab Abutidze, Giám đốc Ngân quỹ của Danone cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Trung Đông cho biết: “Chúng tôi đã xác định được một cơ hội hấp dẫn để giúp hỗ trợ doanh nghiệp đạt được tham vọng của mình bằng cách tiêu chuẩn hóa các quy trình ngân quỹ trong khu vực và tập trung kiểm soát tiền mặt để cung cấp cái nhìn kịp thời và đầy đủ hơn về các vị thế tiền mặt và đầu tư”.

Như những ví dụ này cho thấy, các công ty tiếp tục tham vọng về tăng trưởng quốc tế và điều hành hoạt động kinh doanh xuyên biên giới một cách hiệu quả hơn. Rõ ràng là mô hình toàn cầu hóa truyền thống đã gặp khó khăn và các doanh nghiệp đang phản ứng bằng cách theo đuổi các giải pháp thay thế đa dạng hơn. HSBC hỗ trợ khách hàng phát triển và hoạt động trên phạm vi quốc tế nhờ sự kết hợp đặc biệt giữa chuyên môn xuyên biên giới và sự hiện diện trong nước. Cho dù toàn cầu hóa đã đạt đến đỉnh điểm hay bản địa hóa vượt qua thử thách của thời gian, ngân hàng vẫn sẽ có mặt hỗ trợ các doanh nghiệp quốc tế.

Nghiên cứu Toàn cầu

Nghiên cứu Toàn cầu của HSBC cung cấp thông tin, hiểu biết sâu sắc và ý tưởng đáng để suy ngẫm.
woman accessing HSBC business banking helpdesk using desktop computer

Cần trợ giúp?

Tìm hiểu thêm về các giải pháp ngân hàng để hỗ trợ quý khách phát triển doanh nghiệp