- Bài viết
- Phát triển doanh nghiệp của tôi
- Kích hoạt tăng trưởng
Các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đang mở ra cơ hội trên khắp châu Á
Đại dịch Covid-19 và các căng thẳng địa chính trị đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và buộc nhiều công ty phải xem xét lại về mạng lưới quốc tế của mình. Khi quá trình tái tổ chức này tiếp tục, so với 5 năm trước, doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chính sách thương mại. Trên khắp Châu Á Thái Bình Dương, các công ty đang ứng phó với mạng lưới thuế quan và ưu đãi thay đổi từng ngày. Trong khi các chuỗi cung ứng quốc tế và sản xuất tinh gọn vẫn là những thành phần quan trọng trong một thị trường cạnh tranh và quan tâm đến chi phí, các công ty không thể bỏ qua động lực địa chính trị để có được các chuỗi cung ứng linh hoạt hơn.
Các hiệp định thương mại tự do (FTA) là một nguồn cơ hội quan trọng cho các công ty dựa vào quan hệ đối tác xuyên biên giới.
Tổ chức Thương mại Thế giới đã lập danh mục hơn 350 hiệp định thương mại có hiệu lực trên toàn cầu trong năm 20241. Hai trong số những hiệp định lớn nhất tập trung ở Châu Á Thái Bình Dương: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). RCEP là một sáng kiến do ASEAN khởi xướng, hiện chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và dân số tạo ra lượng GPD đó – một số nền kinh tế lớn nhất ở châu Á là các bên ký kết RCEP, bao gồm Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Hàn Quốc.2 Có bảy quốc gia tham gia ký kết cả hai hiệp định này.
Quốc gia | Thành viên RCEP | Thành viên CPTPP |
---|---|---|
Úc | ✓ | ✓ |
Brunei | ✓ | ✓ |
Cambodia | ✓ | |
Canada | ✓ | |
Chile | ✓ | |
Trung Quốc | ✓ | |
Indonesia | ✓ | |
Nhật Bản | ✓ | ✓ |
Lào | ✓ | |
Malaysia | ✓ | ✓ |
Mexico | ✓ | |
Myanmar | ✓ | |
New Zealand | ✓ | ✓ |
Peru | ✓ | |
Philippines | ✓ | |
Singapore | ✓ | ✓ |
Hàn Quốc | ✓ | |
Thái Lan | ✓ | |
Việt Nam | ✓ | ✓ |
Cả CPTPP và RCEP đều mang tính toàn diện, cắt giảm đáng kể hoặc loại bỏ thuế quan thương mại giữa các bên ký kết và đặt ra các quy tắc cho việc hợp tác và giải quyết tranh chấp, đồng thời đề ra các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà các doanh nghiệp cần có để phát triển. Có thể có những bước tiến mới trong năm 2024: Trung Quốc cũng đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP và Vương quốc Anh đang hoàn tất quá trình phê duyệt để trở thành thành viên chính thức.3
FTA bôi trơn bánh xe thương mại bằng cách đơn giản hóa các quy trình và giảm xung đột trong giao dịch quốc tế – chẳng hạn như thuế quan và thậm chí là nhiều rào cản thương mại phi thuế quan có tính trừng phạt cao hơn. CPTPP và RCEP dự kiến sẽ loại bỏ hoặc giảm đáng kể thuế nhập khẩu đánh vào tối thiểu 90% hàng hóa được giao dịch giữa các thành viên trong những năm tới.4
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2035, tăng năng suất và tăng dòng vốn FDI từ RCEP có thể giúp tăng thu nhập thực tế thêm 5% ở các nền kinh tế như Thái Lan, Việt Nam và Malaysia.5 Theo một nghiên cứu được công bố năm ngoái, hiệp định này có khả năng đưa thêm 27 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu.6
Các FTA có thể đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đóng vai trò quan trọng trong các chuỗi cung ứng xuyên biên giới. Chẳng hạn, việc tuân thủ các quy định của FTA về yêu cầu xuất xứ có thể cho phép các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hoặc các công ty logistics tận dụng các cơ hội của thị trường mới nổi.
Trong RCEP, một bộ quy tắc và thủ tục duy nhất được áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ bất kỳ nền kinh tế thành viên nào. Điều đó có nghĩa là hàng hóa làm từ các tài nguyên được xuất khẩu từ một quốc gia có thể được hưởng lợi từ thuế quan ưu đãi khi được gia công ở một bên ký RCEP thứ hai và xuất khẩu sang một bên ký RCEP thứ ba.
Doanh nghiệp được hưởng lợi như thế nào
Doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược chuỗi cung ứng của mình để phù hợp với các điều khoản của FTA để được lợi thế cạnh tranh. Điều này có thể bao gồm cách doanh nghiệp lấy nguyên liệu hoặc linh kiện từ bất kỳ quốc gia thành viên FTA nào, cho phép họ được hưởng lợi từ mức thuế suất ưu đãi hoặc tối ưu hóa mạng lưới sản xuất và phân phối.
FTA mang lại những cơ hội rõ ràng nhưng cũng có rủi ro và sự không chắc chắn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp ở châu Á đang xem xét mở rộng sang khu vực ASEAN có tốc độ tăng trưởng cao. Trong cuộc khảo sát năm 2024 của HSBC, 66% doanh nghiệp tại ASEAN cho biết họ có kế hoạch mở rộng sang các thị trường mới trong khối. Tuy nhiên, 30% cho rằng việc thiếu năng lực công nghệ tại địa phương là một rào cản lớn, trong khi 28% cho biết họ gặp phải những thách thức về chuỗi cung ứng – cho thấy những thách thức mà các doanh nghiệp trong ASEAN và các khu vực khác phải đối mặt.7
Với lịch sử hoạt động lâu đời ở ASEAN và toàn cầu, HSBC có vị thế lý tưởng để giúp doanh nghiệp khai phá các cơ hội từ việc mở rộng phạm vi kinh doanh ra quốc tế. Chúng tôi đã có mặt tại sáu thị trường lớn của ASEAN trong hơn 135 năm và hiện diện ở Trung Quốc kể từ năm 1865, xây dựng kiến thức, hiểu biết về quy định pháp lý và thiết lập các quan hệ đối tác thương mại tại địa phương, những điều này có thể giúp khách hàng của chúng tôi đạt được tham vọng của mình trong khu vực và hơn thế nữa.8
Tập đoàn Haid Quảng Đông, một công ty kỹ thuật nông nghiệp và thủy sản và thức ăn chăn nuôi đến từ Trung Quốc, là ví dụ về một công ty nhỏ đã phát triển đáng kể nhờ mở rộng sang các thị trường RCEP. HSBC lần đầu tiên giúp công ty mở hoạt động tại Việt Nam; công ty hiện đã mở rộng khắp Đông Nam Á, xây dựng các trang trại tôm giống ở Malaysia và Indonesia. Và họ đã tiếp tục sử dụng cơ sở đó để mở rộng sang Ấn Độ và thậm chí cả Ecuador – tận dụng các giải pháp chuỗi cung ứng, hỗ trợ tài chính và kiến thức địa phương của HSBC để thiết lập hoạt động tại hơn 10 quốc gia hiện nay.9
Ông Bao Li Ding, Giám đốc Tài chính Tập đoàn Guangdong Haid, cho biết: “Trong tương lai, chúng tôi sẽ đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển, đồng thời tiếp tục mở rộng mạng lưới ra thị trường quốc tế”. “Bất cứ khi nào doanh nghiệp của chúng tôi đặt chân đến một đất nước mới, chúng tôi luôn tìm kiếm sự hỗ trợ từ HSBC.”
Các bước để thành công
Khi các FTA giúp loại bỏ các trở ngại địa chính trị, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa các cơ sở sản xuất và hợp tác với nhiều nhà cung cấp hơn với quy mô, năng lực hoặc địa điểm khác nhau.
Bước đầu tiên đối với bất kỳ công ty nào khi xem xét lại dấu ấn quốc tế của mình là đảm bảo họ biết được những diễn biến mới nhất trong các FTA và các chính sách thương mại.
Trong một cuộc khảo sát năm 2023 của HSBC về nhận thức về các thị trường ASEAN, 67% doanh nghiệp quốc tế cho biết họ có ý định tận dụng CPTPP, tăng từ mức 55% vào năm 2022. Tương tự, 66% doanh nghiệp có ý định tận dụng RCEP, so với 53% vào năm 2022.10
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một lỗ hổng kiến thức. Theo một cuộc khảo sát tương tự, cứ 10 doanh nghiệp quốc tế thì có 1 doanh nghiệp cho biết họ không biết về RCEP.
Các doanh nghiệp nhỏ hơn thường ít được trang bị để nắm bắt những cơ hội này và có thể cần trợ giúp để xác định phương hướng hoạt động kinh doanh trong rất nhiều khuôn khổ pháp lý chồng chéo về xuất nhập khẩu. Ví dụ, các công ty Úc có thể dựa vào các điều khoản của hiệp định RCEP hoặc bất kỳ FTA nào trong số 10 FTA khác nhau với 15 quốc gia trong quan hệ đối tác khu vực, mỗi FTA có các quy định và quy trình riêng.11
Sự trợ giúp của một đối tác ngân hàng am hiểu về quy định của các khu vực và các FTA là rất quan trọng để tận dụng các cơ hội tăng trưởng. Là một ngân hàng thương mại toàn cầu, HSBC có thể giúp quý vị tìm được hướng đi trong môi trường phức tạp này.
- Cứ mỗi phút, chúng tôi xử lý lượng kim ngạch thương mại có giá trị hơn 1 triệu Đô-la Mỹ.12
- Với dấu ấn toàn cầu ở hơn 50 thị trường, HSBC có những hiểu biết sâu sắc độc đáo về các động lực thương mại xuyên biên giới để giúp khách hàng phát hiện các cơ hội và giải quyết các vấn đề khi phát sinh.
- Chúng tôi có thể đưa ra hướng dẫn chuyên môn về định hướng trong bối cảnh pháp lý, thuế quan thương mại và chiến lược thâm nhập thị trường.
- HSBC có thể cung cấp khả năng tiếp cận vốn để xây dựng các nhà máy mới có mức đầu tư lớn, các dự án mở rộng cũng như các sáng kiến nghiên cứu và phát triển.
- Chúng tôi cung cấp các giải pháp quản lý tiền mặt phức tạp, đặc biệt là quản lý rủi ro với các loại tiền tệ mới và tối ưu hóa tính thanh khoản.
Cổ tức kỹ thuật số
Đòn bẩy quan trọng thứ hai để khai thác giá trị tiềm năng của các FTA là làn sóng số hóa đang lan rộng khắp các lĩnh vực giao thương, thương mại và tài chính. Từ quan hệ khách hàng, thương mại điện tử đến chuỗi cung ứng và logistics, và từ đánh giá rủi ro, tuân thủ quy định đến thanh toán thương mại và tối ưu hóa hàng tồn kho, nền tảng kỹ thuật số cho phép doanh nghiệp tối đa hóa lợi ích của các FTA. Và các nền tảng này ngày càng hội tụ thành các giải pháp liền mạch và tương tác lẫn nhau nhằm tìm cách giải quyết đầy đủ các vấn đề mà khách hàng của chúng tôi gặp phải. Điều này đặc biệt phù hợp ở Châu Á Thái Bình Dương với cơ sở hạ tầng thanh toán tiên tiến của khu vực cho phép doanh nghiệp quản lý dòng tiền xuyên biên giới hiệu quả và hỗ trợ các quy trình tuân thủ và báo cáo tinh gọn.
HSBC tập trung vào những lợi ích tiềm năng cho doanh nghiệp khi giới thiệu giải pháp tài trợ thương mại kỹ thuật số 100%, giúp đơn giản hóa và tinh gọn việc giải ngân khoản vay/tài trợ, đồng thời cho phép thanh toán trực tiếp nhanh hơn cho các nhà cung cấp. HSBC TradePay ra mắt tại Hồng Kông, Singapore và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào năm 2023.13
Các nền tảng số cũng có thể tích hợp các quy định FTA mới, xác minh giấy tờ về nguồn gốc hoặc thực hành lao động. Nếu các quy trình chuỗi cung ứng được số hóa, các công nghệ như AI, Internet Vạn vật (IoT) và blockchain có thể cho phép theo dõi trong thời gian thực để kích hoạt thanh toán và đảm bảo dòng tiền thông suốt.
Các doanh nghiệp tiên phong và nhanh nhẹn nhất trong việc thích ứng với bối cảnh thương mại mới ở Châu Á Thái Bình Dương sẽ vị trí tốt nhất để tăng trưởng bền vững và có khả năng chống chịu tốt trong thị trường toàn cầu đầy cạnh tranh.