• Phát triển doanh nghiệp của tôi
    • Các quy định pháp luật

Tìm giải pháp cho Khó khăn về Pháp lý: Hướng dẫn cho Doanh nghiệp Mở rộng trên Toàn ASEAN

  • Bài viết

Quá trình số hóa nhanh và điều chỉnh lại các chuỗi cung ứng toàn cầu đang củng cố vai trò quan trọng của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đối với nền kinh tế toàn cầu. Nghiên cứu Toàn cầu của HSBC kỳ vọng nền kinh tế ASEAN sẽ tăng trưởng 4,5% vào năm 2024 khi sức mua của người tiêu dùng tăng lên do tăng lương và tăng quy mô lực lượng lao động.1 Không có gì đáng ngạc nhiên khi các doanh nghiệp quốc tế có tham vọng nắm bắt các cơ hội tăng trưởng trong khu vực này. Một cuộc khảo sát của HSBC năm 2023 với sự tham gia của hơn 3.500 doanh nghiệp có lợi ích thương mại tại ít nhất một thị trường ASEAN cho thấy 91% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng trong khu vực.

Mặc dù khả năng kết nối kinh tế của ASEAN ngày càng tăng lên, đây vẫn là một khu vực đa dạng với các hệ thống pháp lý và quy định thiếu nhất quán. Cũng trong cuộc khảo sát đó của HSBC, 29% doanh nghiệp tham gia cho rằng tốc độ thay đổi quy định là trở ngại cho việc kinh doanh tại ASEAN.

Những doanh nghiệp muốn tiếp cận các cơ hội xuyên biên giới cần phải nhận thức được các yêu cầu khác nhau về thuế quan, thuế, luật lao động và tiêu chuẩn sản phẩm. Họ cũng phải sẵn sàng thích ứng với bối cảnh thay đổi chính sách, đặc biệt là chính sách về bảo vệ môi trường và công nghệ tiên tiến.

Với sự nghiên cứu và hướng dẫn kỹ lưỡng từ các đối tác phù hợp, doanh nghiệp sẽ có thể tự tin giải quyết sự phức tạp này và tiếp cận các cơ hội tăng trưởng. Dưới đây là một số cân nhắc thực tế dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi với vai trò là ngân hàng quốc tế hàng đầu tại ASEAN.

1. Hiểu đúng những điều cơ bản

Bắt đầu một hoạt động kinh doanh mới ở các nền kinh tế ASEAN có thể là một việc phức tạp. Theo cơ sở dữ liệu Môi trường Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, phải mất trung bình 33 ngày và 13 quy trình khác nhau để bắt đầu một dự án ở Philippines. Trong khi đó, ở Singapore chỉ mất 1,5 ngày và hai quy trình.2

Khi mở rộng từ một thị trường sang một thị trường khác trong cùng ASEAN, các lãnh đạo doanh nghiệp cần đảm bảo rằng họ có thể tuân thủ các bộ quy định của địa phương mới và có thể rất khác biệt, bao gồm giấy phép sản phẩm, pháp luật lao động và các quy định về môi trường.

Quá trình xin giấy phép có thể phức tạp và tốn thời gian, thường đòi hỏi nhiều sự chấp thuận từ các cơ quan chính phủ khác nhau. Ví dụ: một công ty thực phẩm và đồ uống có thể cần các chứng nhận về sức khỏe và an toàn, giấy phép nhập khẩu và chứng nhận Halal, tùy thuộc vào quốc gia.

Các doanh nghiệp cũng có thể cần thực hiện thêm các biện pháp để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình khi thâm nhập các thị trường mới. Điều này nhằm đảm bảo họ có thể hưởng lợi đầy đủ từ các nỗ lực tiếp thị và phân phối, đồng thời đảm bảo quá trình mở rộng diễn ra suôn sẻ.

Về tài chính, việc thành lập một trung tâm ngân quỹ khu vực có thể giúp các doanh nghiệp giảm bớt sự phức tạp khi hoạt động trên nhiều thị trường bằng cách tập trung các quan hệ ngân hàng, việc quản lý nhiều loại tiền tệ và tinh gọn quá trình quản lý tiền mặt, trong khi vẫn tuân thủ các quy định của thị trường địa phương. Việc chọn địa điểm phù hợp cho trung tâm ngân quỹ có thể khó thực hiện, và mấu chốt nằm ở chỗ phải làm việc với một tổ chức tài chính có kinh nghiệm trên nhiều thị trường ASEAN.

Tất nhiên, cũng cần tuân thủ các quy định của địa phương. Doanh nghiệp phải thông thạo luật pháp và phong tục địa phương để ngăn chặn mọi sai lầm pháp lý. Sự hỗ trợ của các chuyên gia pháp lý và thuế trong nước cũng như các chuyên gia tư vấn trong ngành có thể là một khoản đầu tư đáng giá.

2. Sử dụng đối tác một cách khôn ngoan

Mặc dù cơ hội xuyên biên giới có thể là một lựa chọn hấp dẫn nhưng cái giá phải trả cho sai lầm khi mở rộng ra quốc tế có thể rất cao – về tài chính và danh tiếng của doanh nghiệp.

Các đối tác địa phương có thể giúp giảm thiểu rủi ro bằng cách cung cấp thông tin chuyên sâu về bối cảnh pháp lý và thực tiễn kinh doanh tại địa phương, bao gồm hướng dẫn về xu hướng tiêu dùng và khả năng tiếp cận các nền tảng thương mại điện tử phù hợp. Các đối tác cũng có thể có giá trị trong khi làm việc với các cơ quan chính quyền địa phương và hỗ trợ việc giới thiệu với các bên liên quan chính. Và trong các ngành đặc thù, quan hệ đối tác có thể làm giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường nhờ mang lại khả năng tiếp cận lực lượng lao động lành nghề mà không cần đào tạo chuyên sâu hay thực hiện một quy trình tuyển dụng kéo dài và tốn kém.

Tuy nhiên, để bảo vệ khoản đầu tư của mình, các doanh nghiệp phải thận trọng với tất cả các quan hệ đối tác. Sự thẩm định đúng đắn và kiên nhẫn là điều cần thiết và tất cả các kế hoạch mở rộng liên quan đến liên doanh hoặc mua lại đều cần có tư vấn pháp lý đủ trình độ chuyên môn.

Các doanh nghiệp có thể dựa vào mạng lưới của các công ty luật, kế toán và hiệp hội thương mại đã được thử nghiệm và tin cậy tại quốc gia nơi đặ trụ sở chính hoặc nhờ cậy các phòng thương mại và các cơ quan xúc tiến thương mại của chính phủ, bao gồm nhân viên lãnh sự, tại các thị trường mục tiêu.

Trong khi nhiều ngân hàng địa phương có thể hiện diện ở một hoặc hai quốc gia thành viên ASEAN, HSBC lại hoạt động tại sáu thị trường lớn nhất và có bề dày thành tích ở Đông Nam Á trong hơn 135 năm qua. Tất cả những điều này khiến HSBC có vị trí đặc biệt để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình mở rộng trên toàn khu vực.

3. Cảnh giác với các cơ hội chính sách

Môi trường pháp lý không chỉ là yêu cầu tuân thủ. Những thay đổi trong chính sách có thể là nguồn cơ hội cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm lợi thế cạnh tranh.

Các nền kinh tế ASEAN tiếp tục mở rộng mạng lưới các hiệp định thương mại tự do, giúp doanh nghiệp tiếp cận những cơ hội thị trường mới. Ví dụ, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng của ASEAN – một loại trái cây có mùi hắc phổ biến khắp châu Á – kể từ khi hiệp định này có hiệu lực vào năm 2022. RCEP cũng đã giảm thuế quan giữa 15 bên ký kết: 10 thành viên ASEAN, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.3

Cũng như RCEP, các doanh nghiệp trong ASEAN có thể được hưởng lợi từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và mạng lưới các hiệp định song phương, chẳng hạn như FTA giữa EU và Việt Nam. Các cuộc đàm phán về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do Mỹ đứng đầu và các hiệp ước song phương của EU với Indonesia và Philippines cũng đang tiếp tục. Luôn cập nhật các hiệp định thương mại tự do song phương của khu vực có thể giúp các doanh nghiệp nhận ra những cơ hội mới để giảm chi phí trong chuỗi cung ứng của mình hoặc hợp tác với các đối tác quốc tế mới.

Chẳng hạn, Việt Nam đã cam kết loại bỏ dần thuế quan đối với phụ tùng ô tô từ châu Âu vào năm 2027 và hầu hết ô tô vào năm 2030.4

Trong ASEAN, các nhà hoạch định chính sách tiếp tục nỗ lực hướng tới hội nhập kinh tế và tài chính chặt chẽ hơn. Vào tháng 9 năm 2023, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Jakarta, các bộ trưởng đã đàm phán về một khuôn khổ kinh tế kỹ thuật số sẽ chi phối cách thức các quốc gia trong khu vực hợp tác về thương mại kỹ thuật số, thương mại điện tử xuyên biên giới và thanh toán kỹ thuật số.5

Các nhà hoạch định chính sách cũng đã cam kết thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ cho các giao dịch xuyên biên giới, tận dụng cơ sở hạ tầng thanh toán kỹ thuật số tiên tiến của khu vực để giảm thiểu khả năng bị tổn thương trước các yếu tố bên ngoài.

Kết nối kỹ thuật số của ASEAN cũng đang định hình các chính sách thương mại và giúp các doanh nghiệp giảm bớt những xung đột trong thủ tục xuất nhập khẩu. 10 thành viên ASEAN chính thức chuyển đổi sang giấy chứng nhận xuất xứ điện tử vào ngày 1 tháng 1, giảm thời gian xử lý và chi phí chứng từ.6 Khi chuyển đổi số được ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của ASEAN, doanh nghiệp có thể tận dụng các công nghệ mới để tinh gọn các quy trình quốc tế – chẳng hạn như bằng cách tự động hóa các tài liệu cần thiết cho tài trợ thương mại.

Các chính sách bền vững cũng có thể mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp có liên kết với quá trình chuyển đổi xanh của ASEAN khi các chính phủ trong khu vực nỗ lực đáp ứng các cam kết giảm phát thải của mình.

Ví dụ, các chính phủ ASEAN đã thông qua Khung Kinh tế Xanh vào tháng 9 năm 2023 với mục tiêu xác định việc sử dụng bền vững tài nguyên đại dương như một động lực phát triển kinh tế cho khu vực.7 Ngành sản xuất pin lưu trữ và xe điện được hưởng các chính sách ưu đãi ở nhiều thị trường. Ngoài ra, một số sáng kiến pháp lý cũng đã tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho chuyển đổi năng lượng, bao gồm việc xuất bản Phân loại ASEAN sửa đổi về Tài chính Bền vững vào tháng 3 năm 2023.8

Một đối tác cho nhiều thị trường

ASEAN bao gồm nhiều thị trường khác nhau, tạo ra một địa thế phức tạp cần phải được điều hướng cẩn thận.

Cùng với kinh nghiệm sâu rộng về khu vực này, khách hàng của HSBC có thể tin tưởng vào toàn bộ các dịch vụ và giải pháp kinh doanh của ngân hàng cho nhu cầu và giải pháp thương mại của mình.

Quy trình đăng ký kỹ thuật số được tinh gọn của ngân hàng hiện đã trở nên nhanh chóng, đơn giản và nhất quán trên toàn cầu, bất kể thị trường hoặc các thị trường nơi tài khoản đang được mở.

Các doanh nghiệp đang phát triển cũng có thể tận dụng khả năng kết nối thanh toán kỹ thuật số đẳng cấp thế giới của ASEAN thông qua HSBC Omni Collect, cho phép các doanh nghiệp nhận khoản thanh toán của khách hàng qua nhiều kênh và xuyên quốc gia thông qua một điểm tiếp xúc duy nhất.9

Với kế hoạch được lập kỹ lưỡng, đối tác phù hợp và tư duy tăng trưởng, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro khi mở rộng kinh doanh quốc tế trong khu vực ASEAN. Bằng cách tận dụng sự hiện diện và mạng lưới của HSBC tại sáu nền kinh tế lớn nhất ASEAN, khách hàng của ngân hàng sẽ bớt đi một nỗi lo – và có thể tập trung vào tăng trưởng.

Ngân hàng Quốc tế của ASEAN

Chỉ mở rộng kinh doanh ở ASEAN, khi bạn có một đối tác ngân hàng giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Bước 1/3

Liên hệ với chúng tôi

Xin vui lòng cung cấp đầy đủ các thông tin dưới đây để nhân viên phụ trách chuyên môn của chúng tôi có thể hỗ trợ Quý khách tốt nhất.

woman accessing HSBC business banking helpdesk using desktop computer

Cần trợ giúp?

Tìm hiểu thêm về các giải pháp ngân hàng để hỗ trợ quý khách phát triển doanh nghiệp