- Video
- Phát triển doanh nghiệp của tôi
- Kích hoạt tăng trưởng
- Tìm kiếm cơ hội mới
Việt Nam: tiếp cận một nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ với các kết nối quốc tế
Việt Nam đã và đang đạt được tốc độ tăng trưởng đáng khích lệ trong những thập kỷ gần đây. Quốc gia này đã thực hiện một loạt cải cách toàn diện từ “Đổi mới” – mở cửa vào năm 1986, tới gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 và ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương vào năm 2018.1
Trong thời gian này, Việt Nam đã chuyển mình từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới để trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp với nền kinh tế đang phát triển.
Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc mở cửa nền kinh tế để thu hút đầu tư toàn cầutrên quan điểm hỗ trợ nhà đầu tư và tinh giản bộ máy công quyền nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài (FDI).2 Kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ 8% vào năm 2022 và được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 6.3% vào năm 2023.3 Các dự báo cho thấy nền kinh tế sẽ tăng trưởng từ 327 tỷ USD năm 2022 lên 470 tỷ USD vào năm 2025, đạt 760 tỷ USD vào năm 2030.4
Điểm đến cho đầu tư quốc tế (FDI)
FDI là trụ cột chính cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, chiếm 4-6% GDP hàng năm và đã thu về 438 tỷ USD tính đến tháng 12 năm 20225. Các doanh nghiệp đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam đóng góp hơn 70% giá trị xuất khẩu và hơn 45% sản lượng công nghiệp của cả nước.6 Chìa khóa cho tăng trưởng nằm ở môi trường pháp lý tiến bộ, mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia vào các lĩnh vực thương mại điện tử, chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng, hậu cần và năng lượng tái tạo của Việt Nam. Dịch vụ hiện là ngành lớn nhất của nền kinh tế, chiếm 41% GDP vào năm 20217 và tăng 9,99% vào năm 2022.8
Tiếp cận nền kinh tế kết nối toàn cầu
Việt Nam đạt được thành công ngày càng lớn chủ yếu nhờ vào các hành lang thương mại rộng lớn và các chính sách thương mại tiến bộ. Quốc gia này nhận được vốn FDI từ 100 nước trên thế giới,tập trung đặc biệt vào hành lang thương mại nội Á. Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản là ba trong số các nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam, chiếm 58% tổng vốn FDI vào năm 20229. Về xuất khẩu, Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là Trung Quốc và Khu vực Đồng tiền chung Châu Âu.10 Các doanh nghiệp hoạt động trong nước hiện có thể tiếp cận 55 thị trường trên thế giới, bao gồm 15 thị trường thuộc G20.11
Nền kinh tế đang phát triển, định hướng xuất khẩu
Cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng bằng việc khuyến khích đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã thực hiện tự do hóa thương mại đáng kể để xây dựng một nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Để thực hiện được điều này, Việt Nam đã thiết lập 15 Hiệp định Thương mại Tự do12 cũng như ký kết một số Hiệp định Thương mại Tự do cấp khu vực. Lĩnh vực điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng từ chỗ chỉ chiếm 5% kim ngạch xuất khẩu năm 2000 lên hơn 35% vào năm 202313, khẳng định vị thế của đất nước như một trung tâm sản xuất điện tử toàn cầu.
Vận mệnh đang lên của kinh tế Việt Nam đã dẫn đến sự phát triển của thị trường hàng tiêu dùng bán lẻ, có thể sớm vượt qua Anh, Đức và Thái Lan, giúp Việt Nam lọt vào top 10 thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm 2030.14 Với dân số gần 100 triệu người có độ tuổi trung bình dưới 32,15 Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ và đang phát triển.
Thách thức cho các doanh nghiệp chuyển đến Việt Nam
Mặc dù đã có nhiều cải cách liên quan đến chính sách thương mại, vẫn còn nhiều thách thức cho các doanh nghiệp chuyển hoạt động kinh doanh đến Việt Nam. Năm 2023, quốc gia này xếp hạng 46 trên 78 trong Chỉ số về Độ phức tạp Kinh doanh Toàn cầu của Tập đoàn TMF16. Điển hình như việc các giấy tờ, tài liệu báo cáo và hồ sơ phải có bản dịch tiếng Việt và được công chứng bởi các tòa án ở nước sở tại của doanh nghiệp và được hợp pháp hóa lãnh sự bởi đại sứ quán Việt Nam. Trong khi Đồng Việt Nam được neo theo đồng đô-la Mỹ, các giao dịch tiền tệ – đặc biệt là dòng tiền ra – được kiểm soát khá chặt chẽ.
Mặc dù Việt Nam đang tinh giản các quy định, khung pháp lý nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, quý vị vẫn sẽ cần một đối tác có kinh nghiệm để giúp quý vị nắm bắt được thể chế hành chính của quốc gia, vốn đang trong quá trình minh bạch hóa và đồng bộ hóa các tiêu chuẩn công bố thông tin quốc tế.17
Quý vị cũng sẽ cần vượt qua rào cản về ngôn ngữ để đạt được thành công tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Anh cơ bản khá phổ biến trên cả nước, tuy nhiên mức độ thành thạo về tiếng Anh chuyên ngành kinh doanh chưa cao. Bên cạnh đó, về mặt văn hóa, người Việt Nam cũng rất trọng việc xây dựng kinh doanh dựa trên các tương tác xã hội và các mối quan hệ cá nhân. Khi hợp tác với HSBC, quý vị sẽ làm việc với đội ngũ nhân sự đa ngôn ngữ của chúng tôivới khả năng thông thạo lên tới 24 ngôn ngữ, giúp quý vị vượt qua mọi thách thức về văn hóa hoặc ngôn ngữ khi kinh doanh tại Việt Nam.
Năng lực Ngân hàng Quốc tế của HSBC
Để tận dụng tối đa lợi thế của việc thành lập hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, quý vị nên hợp tác với một ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về thị trường đang phát triển này. Bộ phận Ngân hàng Quốc tế của HSBC hân hạnh được kết nối quý vị với các giải pháp tài chính linh hoạt cần thiết cho môi trường kinh doanh xuyên biên giới.
Chúng tôi sẽ giúp quý vị tối ưu hóa việc quản lý vốn lưu động và phân bổ hợp lý ngân sách cũng như tận dụng mạng lưới toàn cầu của chúng tôi để xác định các cơ hội tăng trưởng ở các thị trường mới. Giải pháp ngân hàng trực tuyến HSBCnet của chúng tôi cũng sẽ giúp quý vị có thể nắm bắt tổng thể tình hình tài chính toàn cầu của mình trong thời gian thực và giúp quý vị đón đầu những thay đổi công nghệ, đồng thời vượt qua những thách thức về quy định và thị trường địa phương.
Mô hình ngân hàng quốc tế của chúng tôi có thể giúp quý vị mở rộng sang các quốc gia mới như Việt Nam đồng thời hưởng lợi từ mạng lưới toàn cầu của chúng tôi. Đội ngũ của chúng tôi được cơ cấu tương hỗ vớimô hình tổ chức của quý vị, với sự tham gia của đội ngũ quan hệ khách hàng cấp địa phương phụ trách hoạt động của các công ty con và cán bộ phụ trách quan hệ toàn cầu với công ty mẹ của quý vị.
Lý do nên chọn HSBC
Việt Nam mang đến những cơ hội quan trọng cho các doanh nghiệp đang tìm cách mở rộng kinh doanh sang quốc gia này. Nhưng để thành công, quý vị cần một đối tác kết hợp kiến thức địa phương và hiểu biết thị trường với chuyên môn toàn cầu. HSBC đã có mặt tại Việt Nam hơn 150 năm và đã xây dựng được sự am hiểu sâu sắc về thị trường đang phát triển mạnh này cũng như các sắc thái địa phương của nó. Đối với các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh sang Việt Nam, thủ tục hành chính vẫn là một thách thức đáng kể, nhưng khi quý vị hợp tác với HSBC, chúng tôi có thể giúp quý vị vượt qua những thách thức này.
Chúng tôi cũng có thể giúp quý vị tiếp cận các giải pháp kỹ thuật số hiệu quả để quản lý tất cả các nhu cầu tài chính và các giải pháp thương mại toàn diện nhằm tối ưu hóa vốn lưu động. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẵn sàng hỗ trợ quý vị trong hành trình phát triển bền vững. Chúng tôi đã cam kết cung cấp khoản tín dụng bền vững lên tới 12 tỷ USD tại Việt Nam nhằm hỗ trợ tham vọng trung hòa carbon trên toànđất nước vào năm 205018.
Bằng cách tận dụng sức mạnh của ngân hàng số, kiến thức địa phương, đặt trong nền tảng chuyên môn toàn cầu và mạng lưới của chúng tôi, HSBC có thể mang lại sự hỗ trợ mà quý vị cần để đạt được tham vọng kinh doanh của mình tại Việt Nam.
1 https://www.heritage.org/index/country/vietnam
2 https://www.weforum.org/agenda/2018/09/how-vietnam-became-an-economic-miracle/
5 https://www.pwc.com/vn/en/publications/2022/pwc-vietnam-doing-business-in-vietnam-2022.pdf
6 https://www.oecd-ilibrary.org/sites/e454d82d-en/index.html?itemId=/content/component/e454d82d-en
7 https://www.statista.com/statistics/444611/vietnam-gdp-distribution-across-economic-sectors/
9 https://en.baochinhphu.vn/fdi-disbursement-sets-new-record-in-2022-11122122710330533.htm
10 https://www.trade.gov/knowledge-product/exporting-vietnam-market-overview
11 https://ipcs.mpi.gov.vn/en/new-generation-ftas-and-the-impact-on-attracting-fdi-into-vietnam/
14 https://vietnamnet.vn/en/half-of-vietnam-s-population-set-to-earn-us-20-a-day-by-2030-2060830.html
15 https://www.statista.com/statistics/444584/average-age-of-the-population-in-vietnam/
16 https://www.tmf-group.com/en/news-insights/articles/2023/march/top-challenges-business-vietnam/
17 https://www.trade.gov/country-commercial-guides/vietnam-market-challenges