• Quản lý dòng tiền
    • Kích hoạt tăng trưởng

Làm thế nào để thúc đẩy doanh nghiệp

  • Bài viết

Hình ảnh một người lái xe máy mặc đồng phục đang kiểm tra đơn hàng trên điện thoại thông minh là hình ảnh mang tính biểu tượng của nền kinh tế điện thoại thông minh mới hình thành ở Đông Nam Á.

Đông Nam Á là một thị trường trẻ và được kết nối số hóa. Khoảng 60% dân số của khu vực này có độ tuổi dưới 35 và việc họ dành thời gian để lên mạng nhiều hơn bất kì nhóm tiêu dùng nào khác trên thế giới giúp cơ cấu dân số trẻ này trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế khu vực phát triển nhanh chóng – nơi điện thoại di động đang trở thành phương tiện mua sắm, thanh toán và kênh giao hàng.

Các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội lớn để phát triển tại các quốc gia thành viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thông qua việc cải thiện các kênh bán hàng của họ trên thiết bị di động. Người bán có thể kết nối trực tiếp với người mua, tác động nhiều hơn đến thói quen mua hàng của khách hàng và vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả hơn.

Hai đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ đặt xe - Grab của Singapore và Go-Jek của Indonesia là những ví dụ điển hình của lĩnh vực kinh doanh mới này. Các công ty này hoạt động trên toàn khu vực, nhưng lại áp dụng các mô hình kinh doanh đặc thù với từng địa phương: chuyển đổi các phương thức giao hàng truyền thống sang các kênh giao hàng qua ứng dụng và sau đó mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác, đặc biệt là thanh toán điện tử.

Thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm ưu thế

Theo ước tính, khoảng 90% truy cập internet trong khu vực ASEAN được thực hiện trên điện thoại đi động chỉ trong vài năm qua nhờ sự xuất hiện của những chiếc điện thoại thông minh giá rẻ. Tuy nhiên, đối lập với sự phổ biến của những chiếc điện thoại di động và tỷ lệ truy cập internet cao nhất thế giới thì người tiêu dùng Đông Nam Á chủ yếu vẫn ưu tiên mua sắm bằng tiền mặt sau khi tìm kiếm sản phẩm trên mạng internet. Sự tiếp nhận các mạng xã hội cũng đang diễn ra nhanh hơn và mạnh mẽ hơn so với tỷ lệ mua sắm thực tế trên các thiết bị di động. Các doanh nghiệp cần xác định rằng, đối với nhiều người tiêu dùng ở các thị trường ASEAN mới nổi: Facebook chính là internet. Chẳng hạn, có đến 130 triệu người dùng Facebook tại Indonesia vào năm 2018, gần bằng một nửa dân số nước này. Những thói quen lướt mạng xã hội đã khiến cho việc tiếp thị trực tuyến trên các trang web trở nên lỗi thời.

Bà Jennifer Doherty, Giám đốc Sáng tạo Đổi mới của khối Quản lý Tiền tệ và Thanh khoản Toàn cầu của Ngân Hàng HSBC tại Châu Á, cho rằng giao hàng thu tiền hộ sẽ tiếp tục là hình thức thanh toán được ưa chuộng tại khu vực ASEAN. Điều này không chỉ phản ánh thói quen thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng đã được hình thành từ rất lâu mà còn liên quan tới những khó khăn mà khách hàng có thể gặp phải khi có quá nhiều lựa chọn thanh toán điện tử. So với các thị trường phát triển hơn, người tiêu dùng trong khu vực ASEAN có xu hướng ít tin tưởng vào các kênh giao hàng vốn không phải là ưu tiên của các nhà cung cấp trong khu vực. Tuy nhiên, bà Doherty cho rằng giờ đây các doanh nghiệp địa phương buộc phải chú trọng hơn đến mắt xích này trong các chuỗi cung ứng nhằm duy trì năng lực cạnh tranh với các công ty logistics nước ngoài do họ có thể giao hàng trong vòng chỉ chưa đầy 48 giờ. Một số nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử trong khu vực ASEAN hiện đang cung cấp các hệ thống thanh toán qua trung gian cho phép từ chối chuyển khoản cho đến khi người tiêu dùng hài lòng.

Với hàng trăm dịch vụ ví điện tử hiện đang được cung cấp trong khu vực, bà Doherty dự đoán sẽ cần phải hợp nhất một số dịch vụ để ví điện tử trở nên thực sự phổ biến với người tiêu dùng. “Thật không dễ dàng sử dụng hệ thống ví điện tử vì có quá nhiều loại loại hình khác nhau và chúng đều là các dịch vụ khép kín.” Bà cho rằng dịch vụ ví điện tử cần được phát triển để người tiêu dùng có thể chuyển tiền giữa các nhà cung cấp khác nhau giống như chuyển tiền giữa các tài khoản ngân hàng khác nhau.

“Chặng cuối” là rào cản cuối cùng

Theo bà Doherty, thương mại điện tử sẽ phát triển với tốc độ nhanh nhất ở những nước ASEAN, nơi có khả năng giải quyết những khó khăn logistics ở chặng cuối và số hóa các thủ tục hải quan và thuế quan nhằm giúp việc quản lý dễ dàng hơn.

Bà Doherty cho rằng các nhà bán lẻ đang nỗ lực tìm cách chuyển hướng các kênh thanh toán từ tiền mặt sang thẻ ghi nợ ngân hàng, từ thẻ tín dụng chuyển sang ví điện tử., Các nhà bán lẻ này đang đối mặt với những khó khăn phải đồng thời áp dụng tất các hệ thống này một cách nhịp nhàng để khách hàng cảm thấy thoải mái khi thực hiện thanh toán. Các ngân hàng truyền thống có thể giải quyết vấn đề này một cách dễ dàng và cung cấp các dữ liệu cần thiết đến các nhà bán lẻ nhằm giúp họ củng cố lại các kênh thanh toán cho khách hàng.

Các nhà bán lẻ chỉ cần dữ liệu và các thông tin phân tíchdữ liệu và nếu là ngân hàng thì các dữ liệu và thông tin này có thể được cung cấp cho các nhà bán lẻ mà không phụ thuộc vào phương thức thanh toán của khách hàng. Khi đó, các dữ liệu và thông tin này sẽ có lợi cho công việc kinh doanh của các nhà bán lẻ. Giờ đây, các nhà bán lẻ có thể bắt đầu suy nghĩ về hiệu quả của phương thức thanh toán - điều này có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà bán lẻ.

BÀ JENNIFER DOHERTY | GIÁM ĐỐC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA KHỐI QUẢN LÝ TIỀN TỆ VÀ THANH KHOẢN TOÀN CẦU HSBC TẠI CHÂU Á

Do các khách hàng tại khu vực ASEAN dành quá nhiều thời gian truy cập vào các trang mạng xã hội, các doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn liên quan đến việc thiết lập kênh bán hàng, thanh toán và giao hàng của họ trong các nền tảng mạng xã hội thay vì sử dụng các kênh bán hàng internet nội bộ. Mặc dù có sự chuyển hướng sang bán sản phẩm mới trên các trang mạng xã hội, chẳng hạn như bán bảo hiểm cho những người tiêu dùng trẻ tuổi thông qua Facebook, bà Doherty cho rằng các doanh nghiệp vẫn không nên bỏ qua những người tiêu dùng lớn tuổi vì họ có thể truy cập qua các phương tiện trực tuyến truyền thống.

Mua sắm trên mạng nhưng lại mua hàng trực tiếp

Các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị sẵn sàng để có thể hoạt động trong một thế giới bán hàng đa kênh đang không ngừng thay đổi khi khách hàng mua sắm trên thiết bị di động nhưng lại mua hàng trực tiếp. Đã có trường hợp một số nhà bán lẻ ở Đông Nam Á trước đây chỉ bán hàng trực tuyến lại thành lập các cửa hàng để mở rộng hoạt động tiếp thị và phục vụ nhu cầu mua hàng trực tiếp của người tiêu dùng.

Bà Doherty cho rằng “Chúng ta nhận ra rằng các mặt hàng có giá trị cao vẫn thúc đẩy nhu cầu mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng, ngay cả khi việc lướt web để tìm kiếm sản phẩm được thực hiện trực tuyến”.

At HSBC, we have over 130 years of experience connecting businesses to ASEAN. With award winning trade and treasury solutions and more than 200 locations across ASEAN including Singapore, Malaysia, Indonesia, Thailand, Vietnam and the Philippines let us connect you.

woman accessing HSBC business banking helpdesk using desktop computer

Cần trợ giúp?

Tìm hiểu thêm về các giải pháp ngân hàng để hỗ trợ quý khách phát triển doanh nghiệp