- Bài viết
- Phát triển bền vững
Thích ứng với mô hình tăng trưởng mới của Châu Á: số hóa và giảm phát thải carbon
Tăng trưởng của Châu Á trong những thập kỷ gần đây đã biến khu vực này thành động lực của nền kinh tế toàn cầu, dự kiến sẽ đóng góp khoảng 60% vào mức tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm 2024.¹ Tuy nhiên, các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng đang thay đổi: khu vực này đang chuyển mình sang một mô hình kinh tế mới bền vững và dựa vào công nghệ nhiều hơn trước đây.
Số hóa² và chuyển đổi năng lượng³ đang nổi lên như những động lực kinh tế mạnh mẽ khắp Châu Á, tạo điều kiện cho các mô hình kinh doanh mới và cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp lâu đời. Tuy nhiên, những chuyển đổi này cũng kéo theo nhu cầu tài chính ngày càng phức tạp.
Các doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ khí hậu và giải pháp số để hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh, đồng thời cần đầu tư để áp dụng công nghệ này.
Việc cung cấp hỗ trợ tài chính phù hợp cho các doanh nghiệp đang định hình lại nền kinh tế, cũng như cho các nhà đầu tư của họ, đòi hỏi sự đổi mới - và HSBC đang nỗ lực đáp ứng thử thách trong việc hỗ trợ các công ty trên khắp khu vực.
Động lực số hóa
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có hơn 2,6 tỷ người dùng internet, cao hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.⁴ Con số này vẫn còn có thể tăng trưởng thêm: tỷ lệ thâm nhập internet tại khu vực này vẫn thấp hơn so với Bắc Mỹ hoặc châu Âu.⁵
Khi người tiêu dùng châu Á ngày càng tham gia nhiều hơn vào không gian trực tuyến, các doanh nghiệp lâu đời trong khu vực đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, trong khi một thế hệ các công ty khởi nghiệp công nghệ mới đang dần hình thành. Theo dữ liệu từ CB Insights, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi có hơn 305 công ty “kỳ lân”, tức các công ty khởi nghiệp đạt giá trị 1 tỷ USD, với tổng giá trị vượt quá 1 nghìn tỷ USD.⁶
Nền kinh tế số hiện được dẫn dắt bởi các lĩnh vực như thương mại điện tử, vận tải và ẩm thực, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và dịch vụ tài chính. Theo một nghiên cứu thường niên từ Google, Temasek và Bain, nghiên cứu sáu nền kinh tế Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, tốc độ tăng trưởng tổng giá trị hàng hóa (GMV) từ các ngành kinh tế mới này dự kiến sẽ vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP trong phần còn lại của thập kỷ.⁷
Theo giá trị tuyệt đối, các tác giả của báo cáo đã định giá tổng giá trị hàng hóa (GMV) của nền kinh tế số trong khu vực đạt 218 tỷ USD vào năm 2023, và dự kiến sẽ tăng lên 300 tỷ USD vào năm 2025 và đạt 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Các chính sách hỗ trợ tích cực hơn có thể thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa nền kinh tế số của ASEAN. Theo mô hình do Boston Consulting Group phát triển, Hiệp định Khung Kinh tế Số đang được đàm phán giữa các quốc gia thành viên ASEAN có thể mở ra tiềm năng tăng trưởng lên đến 2 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế số của khu vực vào năm 2030.⁹
Tăng trưởng kinh tế số cũng lan rộng khắp châu Á. Tại Trung Quốc, giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp cốt lõi trong nền kinh tế số đã đóng góp 10% GDP vào năm 2023, tăng từ 7,8% vào năm 2020.¹⁰ Nền kinh tế số của Ấn Độ chiếm 12% sản lượng của quốc gia này và đang tăng trưởng với tốc độ gần gấp ba lần tốc độ tăng trưởng GDP.¹¹
Chuyển đổi xanh
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số, các nền kinh tế trên khắp châu Á đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng xanh hơn. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ đầu tư hơn 1,6 nghìn tỷ USD vào công suất phát điện từ năng lượng gió và năng lượng mặt trời trong 10 năm tới.¹²
Các doanh nghiệp Châu Á ở mọi quy mô – từ các công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp quy mô vừa, cho đến các tập đoàn lớn – đều đang tìm thấy cơ hội tăng trưởng từ quá trình chuyển đổi năng lượng khi các nhà hoạch định chính sách hướng đến việc giảm các chỉ số phát thải carbon vẫn còn cao trong khu vực.¹³
Ví dụ, tại Đông Nam Á, lĩnh vực công nghệ khí hậu đang phát triển nhanh và thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư khởi nghiệp. Các khoản đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực này đã tăng trưởng với tỷ lệ trung bình hàng năm trên 15% từ năm 2019 đến năm 2023.¹⁴ Các công ty đổi mới trong lĩnh vực này bao gồm những công ty đang phát triển các hệ thống lưu trữ năng lượng tái tạo, công nghệ nông nghiệp chính xác và các giải pháp số cho nền kinh tế tuần hoàn.
Tương tự như nền kinh tế số, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải ròng bằng không mang lại tiềm năng lớn để thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp quốc tế tại châu Á. Một báo cáo do các tổ chức bao gồm Bain và Temasek công bố dự đoán rằng riêng Đông Nam Á có thể mở ra tiềm năng doanh thu hàng năm 300 tỷ USD vào năm 2030 nhờ vào phát triển nền kinh tế xanh.¹⁵
Tuy nhiên, nhìn chung, các doanh nghiệp sẽ cần áp dụng công nghệ khí hậu và các giải pháp số cần thiết để hỗ trợ hành trình chuyển đổi của chính mình và đầu tư để áp dụng công nghệ này.
Dưới đây là một số xu hướng chính trong quá trình số hóa và khử carbon đang góp phần định hình nền kinh tế mới tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Hai xu hướng chính của nền kinh tế mới trong quá trình số hóa và giảm phát thảicarbon:
- Các giải pháp khí hậu được hỗ trợ bởi công nghệ: Giai đoạn tăng trưởng và phát triển tiếp theo của châu Á hướng tới việc phù hợp với các mục tiêu phát thải ròng bằng không ở cấp độ quốc gia, ngành và doanh nghiệp, tuân theo các cam kết trong Thỏa thuận Paris và các mục tiêu phát triển bền vững. Các công ty xây dựng giải pháp khí hậu dựa trên công nghệ bao gồm những doanh nghiệp như Ampd Energy, công ty đang phát triển hệ thống pin công nghiệp giảm phát thải để thay thế các máy phát điện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch tại các công trường xây dựng, hoặc Green Li-ion của Singapore, công ty đang triển khai các công nghệ tái chế pin mới.
- Các công ty khởi nghiệp thông minh, bản địa: Các công ty khởi nghiệp có tư duy mới, hành động nhanh, dựa trên ý tưởng và sẵn sàng chấp nhận rủi ro để thử nghiệm những lĩnh vực mới đang ngày càng phát triển trong khu vực. Các vườn ươm khởi nghiệp đang đóng vai trò quan trọng, và hàng trăm vườn ươm đã xuất hiện khắp châu Á trong những năm gần đây. Ví dụ, tại Singapore, HSBC đang hợp tác với công ty đầu tư mạo hiểm Antler, đơn vị làm việc với các nhà sáng lập từ “ngày đầu tiên” khi họ mở rộng quy mô kinh doanh. Antler đã hỗ trợ nhiều công ty phát triển trên khía cạnh liên quan đến tính bền vững, bao gồm các doanh nghiệp như Reebelo, một sàn thương mại điện tử kinh tế tuần hoàn chuyên về thiết bị công nghệ tân trang đang hoạt động tại sáu thị trường trong khu vực và mở rộng sang Hoa Kỳ.
HSBC có thể hỗ trợ như thế nào:
HSBC cam kết hỗ trợ hệ sinh thái đổi mới và giúp các công ty đang trong giai đoạn đầu tăng trưởng nhanh mở rộng hoạt động. Tận dụng Quỹ Phát triển ASEAN trị giá 1 tỷ USD, được thiết kế dành cho các doanh nghiệp đang mở rộng trong khu vực, cung cấp nguồn tài chính nợ chiến lược và dễ tiếp cận.
Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số tại châu Á và tiến tới nền kinh tế phát thải ròng bằng0, HSBC sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư đang đóng góp vào sự chuyển đổi này.
Chúng tôi đang tài trợ một số ngành công nghiệp tạo ra đáng kể lương phát thải khí nhà kính. Do đó, chúng tôi có chiến lược giúp khách hàng giảm lượng khí thải của họ cũng như của chính chúng tôi. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.hsbc.com/sustainability.