- Bài viết
- Phát triển bền vững
- Tổng quan phát triển bền vững
- Tìm hiểu về ESG
Hành động Cân bằng – ASEAN được chuẩn bị như thế nào để phát triển từ bình đẳng giới
Thúc đẩy bình đẳng của phụ nữ trong ASEAN mang lại lợi íchcho khu vực, nhưng đòi hỏi phải có một nỗ lực đa phương để tạo ra một môi trường hòa nhập tốt hơn.
Thế giới đã đạt được những tiến bộ rõ rệt về bình đẳng giới trong vài thập kỷ qua. Các xã hội nói chung đang đi đúng hướng trong việc thực hiện các biện pháp khác nhau, từ giáo dục cho đến tham gia lực lượng lao động.
Tuy nhiên, vẫn còn những khoảng cách lớn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, và trong nhiều trường hợp, đại dịch Covid-19 đã khiến những khoảng cách đó mở rộng hơn nữa. Những người cảm nhận sâu sắc nhất tác động kinh tế của cuộc khủng hoảng là những phụ nữ thường có thu nhập thấp hơn, tiết kiệm ít hơn, công việc bấp bênh hoặc mức sống cận nghèo1.
Ở Châu Á-Thái Bình Dương, vấn đề này được giải quyết sẽ mang lại nhiều lợi ích. Thúc đẩy bình đẳng của phụ nữ trong khu vực có thể làm tăng thêm 4,5 nghìn tỷ USD mỗi năm cho GDP của khu vực đến năm 20252 và đóng vai trò trung tâm trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững của LHQ3. Theo ước tính của một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), thu nhập bình quân đầu người có thể tăng 70% trong vòng hai thế hệ bằng cách “xóa bỏ bất bình đẳng giới trong việc làm”4.
Khu vực Đông Nam Á có những cơ hội và thách thức đặc biệt. Ở cấp cơ sở, phụ nữ hoạt động kinh tế rất tích cực. Khu vực Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một trong những nơi có tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất thế giới5. Theo báo cáo của ADB, phụ nữ sở hữu 50% doanh nghiệp siêu nhỏ và 59% doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở Đông Á và Thái Bình Dương6. Ví dụ, ở Campuchia, 65% số doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME) là do phụ nữ làm chủ.
Với việc MSME chiếm hơn 96% tổng số doanh nghiệp ở Châu Á-Thái Bình Dương7 và gần 2/3 lực lượng lao động, phụ nữ đã và đang có những đóng góp rất quan trọng về kinh tế. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ nữ doanh nhân ở một số nước ASEAN như Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia cao gần gấp đôi so với Ấn Độ và Trung Quốc8.
Những trở ngại phải vượt qua
Tuy nhiên, đối với những phụ nữ có tham vọng phát triển công ty hoặc mở rộng quy mô công ty, bức tranh này sẽ thay đổi. Khoảng một phần ba vị trí lãnh đạo doanh nghiệp ở Đông Nam Á do phụ nữ nắm giữ và ở một số nền kinh tế phát triển như Singapore, tỷ lệ này thậm chí còn đang giảm9.
Điều này một phần là do phụ nữ vẫn chịu trách nhiệm chính về việc chăm sóc nhà cửa và gia đình ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, và không giống với việc vận hành các doanh nghiệp nhỏ, việc điều hành một công ty lớn hơn hoặc đảm nhận vai trò lãnh đạo công ty rất có khả năng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các vai trò đó. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ trên toàn thế giới có xu hướng đóng vai trò ít chủ động hơn và có cách tiếp cận kém tích cực hơn khi nói đến việc quản lý các vấn đề tài chính.
Xây dựng một mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ là điều cần thiết để thành công trong kinh doanh, đặc biệt là đối với các nhà sáng lập nữ trong môi trường mà nam giới chiếm ưu thế.
|
Một lý do khác là sự sẵn có của các nguồn tài chính chính thức. Mặc dù tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp ở Đông Nam Á cao, nhưng chỉ có khoảng 5% doanh nghiệp siêu nhỏ và 12-15% doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ được tiếp cận đầy đủ với nguồn tài chính, một phần là vì “phụ nữ có xu hướng thiếu các hình thức thế chấp truyền thống... mà các tổ chức tài chính yêu cầu phải có để đánh giá giá trị tín dụng”10
Thu hẹp khoảng cách đó có thể làm tăng thu nhập ở một số quốc gia lên 12% vào năm 2030, theo ước tính của ADB.
Theo một báo cáo của McKinsey, tình trạng thiếu nữ giới trong ban lãnh đạo doanh nghiệp là “một sự lãng phí tài năng mà khu vực này không có khả năng đáp ứng, đặc biệt là khi nhiều nền kinh tế đang già hóa, lực lượng lao động đang bị bào mòn và tình trạng thiếu hụt kỹ năng ngày càng nghiêm trọng”. 11
Lãnh đạo làm gương
Để tạo ra một môi trường kinh tế toàn diện và bền vững hơn, cần có một nỗ lực đa phương để đảm bảo cơ hội tiếp cận bình đẳng.
Một số chính phủ và doanh nghiệp đang tìm kiếm các sáng kiến nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế và HSBC là một trong những công ty lớn đang từng bước giải quyết thách thức đó và đi đầu bằng cách làm gương.
Chẳng hạn, vào năm 2021, HSBC đã hợp tác với AllBright, mạng lưới nghề nghiệp toàn cầu hàng đầu dành cho phụ nữ, để triển khai chương trình kết nối và đào tạo toàn cầu dành cho các nữ doanh nhân.
HSBC ROAR là một chương trình tăng tốc khởi nghiệm miễn phí dành cho các nhà sáng lập nữ. Nội dung trong chương trình tích cực giải quyết các rào cản mà các nhà sáng lập nữ gặp phải bằng cách kết nối các nhà sáng lập với các nữ doanh nhân truyền cảm hứng và chuẩn bị cho họ kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia tài trợ hàng đầu để mở rộng quy mô kinh doanh sang những chân trời mới.
Ba mươi mốt ứng viên thành công đã được tham gia chương trình, tại đó họ được trở thành thành viên AllBright Digital miễn phí với quyền truy cập vào hơn 200 video học trực tuyến, cơ hội tham dự ba sự kiện lớp học chuyên sâu chính được dẫn dắt bởi một nữ chủ doanh nghiệp hàng đầu; có được những lời khuyên và góp ý thiết thực và truyền cảm hứng về cách tốt nhất để mở rộng quy mô kinh doanh khi đối mặt với nghịch cảnh và kết nối với các nữ doanh nhân khác.
Năm nay chương trình này tiếp tục với quy mô lớn hơn và sẽ được mở rộng cho các quốc gia sau: Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Singapore, Ấn Độ và Malaysia.
Ngoài các chủ doanh nghiệp, HSBC còn hợp tác với Liên minh Tài chính dành cho Phụ nữ (FAFW). Đây là mạng lưới hàng đầu của các công ty dịch vụ tài chính được dành riêng để đấu tranh cho kinh tế của phụ nữ. HSBC đã trở thành Thành viên Toàn cầu vào năm 2021 và tài trợ cho Hội nghị Thượng đỉnh Thường niên của FAFW, qua đó thể hiện rõ hơn sự hỗ trợ của HSBC đối với các nữ doanh nhân trên toàn cầu. Chủ đề Hội nghị Thượng đỉnh là “Đầu tư vào phụ nữ, thay đổi thế giới của chúng ta” trong đó các nhà lãnh đạo cấp cao chia sẻ các phương pháp tốt nhất để khai thác nền kinh tế của phụ nữ và thảo luận về những sáng kiến mới nhất trong hàng loạt chủ đề bao gồm phụ nữ và tài sản, thiết kế công nghệ tài chính với hiểu biết về giới và xây dựng lực lượng lao động JEDI của tương lai.
Trong nội bộ ngân hàng, HSBC đặt mục tiêu đến năm 2025, phụ nữ chiếm 35% vai trò lãnh đạo – tăng từ mức trên 30% trong hiện tại – và tiếp tục tạo điều kiện để các nhân viên người dân tộc thiểu số thăng tiến lên các vị trí cấp cao.
“Xây dựng một mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ là điều cần thiết để thành công trong kinh doanh, đặc biệt là đối với các nhà sáng lập nữ trong môi trường mà nam giới chiếm ưu thế.” Sam Cooper-Gary, Giám đốc Chiến lược và Tham gia Thị trường, Khối Ngân hàng Doanh nghiệp Toàn cầu, HSBC cho biết. “Thông qua mạng lưới toàn cầu của HSBC gồm các chuyên gia nội bộ và kết nối bên ngoài, phụ nữ sẽ được tiếp cận với các cộng tác viên, cố vấn, chuyên gia tư vấn và đối tác kinh doanh có cùng chí hướng đầu tư thời gian và kỹ năng của họ.”
Được soạn thảo với sự hợp tác của Bloomberg Media Studios